
Là một trong những cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển trên thế giới, Kiếm tìm sự hoàn hảo được xây dựng theo một cách thức khá lạ lẫm ngày đó, nhưng sau này, cách thức đó đã trở thành hình mẫu cho rất nhiều cuốn sách, và rất nhiều nghiên cứu khác… Từ tốt đến vĩ dại và Xây dựng để trường tồn của Jim Collins cho đến những cuốn khác như Những công ty đột phá và Những người khổng lò bé nhỏ của Bo Burlingham cũng đã chọn lựa cách thức nghiên cứu này dể hình thành lý thuyết và lập luận của mình.
Cũng cần hiểu thêm về bối cảnh ra đời cuốn sách này. Nam 1977, Peters và Walterman mới chỉ là hai chuyên gia tư vấn mới vào nghề của hãng tư vấn quản trị danh tiếng McKinsey. Khi đó, giám đốc McKinsey là Ron Daniel khởi xướng hai dự án; dự án lớn nhất nghiên cứu về chiến lược kinh doanh, giao cho những chuyên gia tư vấn hàng đầu của McKinsey tại văn phòng New York với ngân sách khổng lò. Không có kết quả nào mang lại từ dự án này. Dự án thứ hai, ít quan trọng hơn, nghiên cứu về tổ chức, cơ cấu và nhân sự, được giao cho Peters và Waterman tại văn phòng McKinsey tại San Francisco. Peters đi khắp thế giới với một ngân sách hạn hẹp, nói chuyện với rất nhiều doanh nhân thú vị mà ông tìm được về tổ chức và nhóm trong kinh doanh. Nhưng ông không có mục đích khi bắt đầu nghiên cứu.
Năm 1979, văn phòng Munich của McKinsey yêu cầu Peters đến thuyết trình những phát hiện của ông cho hang Siemens và Peters đã soạn ra bản thuyết trình dài tới 700 slide trình bày trong suốt hai ngày. Sau đó, văn phòng McKinsey tại Mỹ lại yêu cầu Peters đến thuyết trình cho PepsiCo nhưng trong một định dạng đơn giản hơn. Do đó, Tom Peters phân chia phần thuyết trình trước đây thành tám chủ đề, là tám nguyên nhân chính mang lại sự thành công cho các tập đoàn thành công. Và cuốn sách viết gồm tám chương dựa trên tám chủ đề này đã ra đời từ những nghiên cứu và thuyết trình đó.
Thông qua thực tiễn nghiên cứu 43 công ty xuất sắc nhất ở Mỹ cuối những năm 1970, Tom Peters và Robert Waterman đã chỉ ra rằng tất cả các công ty vượt trội đều nắm trong tay từ 3-5 yếu tố trong mô hình 7S (Structure: Cơ cấu, Systems: Hệ thống, Style: Phong cách quản lý, Staff: Con người, Skills: Các kỹ năng, Strategy: Chiến lược, và Shared Values: Giá trị chung) và đưa ra nhận định rằng để vượt trộị, các doanh nghiệp cần xây dựng và duy trì ít nhất bốn đến năm yếu tố trên. Tom Peters đồng thời cũng chỉ ra tám đặc điểm nổi bật mà tất cả các công ty cần có để đạt được thành công vượt trội, đó là: Thiên hướng hành động; Gần gũi với khách hàng; Khả năng tự quản và Tinh thần doanh nghiệp; Năng suất phụ thuộc vào lực lượng lao động; Đi sâu, đi sát, đề cao giá trị; Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường; Hình thức đơn giản, biên chế gọn nhẹ; Cách thức quản lý vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng.
Bằng những ví dụ cụ thể, Tom Peters mang đến cho độc giả cách nhìn hoàn toàn mới khi đó về những yếu tố cơ bản của sự vượt trội. Sự thành công của P&G đến từ sự cam kết gắn bó phi thường với chất lượng sản phẩm chứ không phải từ khả năng marketing tuyệt vời đã trở thành huyền thoai của họ. IBM trở nên vượt trội nhờ họ đã hàng ngày thực hiện được một điều mà các nhà kinh tế học thuần lý khẳng định chắc chắn là không thể, đó là khả năng quản lý tình trạng mơ hồ và nghịch lý. Tiêu chí phục vụ 99,5% của Frito-Lay, mang sản phẩm đến tận tay khách hàng dù mưa gió, bão tuyết chính là nền tảng cho thành công ngoài mong đợi của họ.
Đặc biệt, tác giả cũng là người tiên phong trong việc nhấn mạnh đến văn hóa công ty. Kiếm tìm sự hoàn hảo cho rằn: Tính vươt trội và thống nhất của văn hóa là một tính chất căn bản của những công ty có chất lượng cao nhất. Hơn nữa, nếu văn hóa công ty càng mạnh và càng được định hướng tập trung vào thị trường, công ty càng không cần đến những cẩm nang hướng dẫn chính sách, những biểu đồ tổ chức, hay các quy tắc, thủ tục rườm rà. Trong những công ty này, mọi người từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất đều biết rõ mình phải làm gì trong phần lớn mọi tình huống vì các giá trị định hướng của công ty đều hết sức rõ ràng.
Là một trong những cuốn sách được đánh giá là “bất diệt qua thời gian”, siêu kinh điển về quản trị và liên tục được xếp vào danh sách 100 cuốn sách kinh doanh kinh điển nhất mọi thời đại, 100 cuốn sách kinh doanh có ảnh hưởng nhất lịch sử, 75 cuốn sách kinh điển về quản lý, 100 cuốn sách vĩ đại nhất về chiến lược. Gần 20 năm đã trôi qua kể từ khi cuốn sách được xuất bản năm 1982, một số công ty trong cuốn sách đã không giữ được thành công nhưng Peters và Waterman được xem là những người đầu tiên xác định 8 đặc điểm cơ bản để một doanh nghiệp thành công và đã trình bày nó một cách có hệ thống. Cùng với cuốn sách này, Tom Peters đã trở thành một cây đại thu về quản trị trên thế giới… và những nguyên lý được đưa ra trong cuốn sách vẫn còn những giá trị hữu ích cho các doanh nghiệp hôm nay.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách Kiếm tìm sự hoàn hảo. Tôi tin rằng, các nhà quản lý sẽ rút ra cho mình nhiều bài học tâm đắc từ tác phẩm kinh doanh kinh điển này.
Lời tựa
Sau bữa tối, chúng tôi quyết định ở lại qua đêm thứ hai tại Washington. Công việc bận rộn trong ngày đã khiến chúng tôi không kịp đáp chuyến bay cuối cùng về nhà. Mặc dù không đặt phòng trước, song chúng tôi vẫn tới khách sạn Four Seasons mới mở, nơi trước đây đã từng ở trọ và rất thích nó. Khi rảo bước qua hành lang, đang phân vân không biết giải thích thế nào cho trường hợp thuê phòng của mình, chúng tôi đã dốc hết nghị lực để chờ đón cái nhún vai từ chối lạnh lung quen thuộc dành cho những vị khách đến muộn. Song thật ngạc nhiên, cô nhân viên lễ tân ngước lên, mỉm cười và gọi tên chúng tôi, hỏi thăm sức khỏe. Cô ta nhớ cả tên chúng tôi! Trong chớp mắt, chúng tôi hiểu ngay vì sao chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi mà Four Seasons đã trở thành “địa điểm lý tưởng để trọ lại” tại Washington – đây là một trường hợp hiếm hoi ngay trong năm đầu đã được đưa vào danh sách các khách sạn bốn sao nổi tiếng.
Nhưng tại sao chuyện này lại quan trọng? Sở dĩ câu chuyện về Four Seasons tác động tới chúng tôi là vì trong nhiều năm qua chúng tôi đã nghiên cứu về sự hoàn hảo của doanh nghiệp. Đối với chúng tôi, một trong những đầu mối chủ chốt chỉ rõ sự hoàn hảo của doanh nghiệp là những câu chuyện mô tả nỗ lực phi thường của một số nhân viên rất đỗi bình thường. Khi bắt gặp không chỉ một mà là hàng loạt chuyện như thế, chúng tôi đã chắc chắn rằng mình đang theo đuổi một trường hợp ngoại lê. Ngoài ra, chúng tôi cũng chắc rằng sẽ tìm thấy hiệu quả tài chính phi thường và bền vững, tương tự như thành tích của nhân viên.
…
Mục lục
Công thức xây dựng một doanh nghiệp hoàn hảo?
Hãy học hỏi phương cách quản lý của các công ty tốt nhất của Mỹ
Lời tựa
Phần I: Tài sản kế thừa
1. Các công ty Mỹ thành đạt
Phần II: Hướng tới học thuyết mới
2. Mô hình duy lý
3. Con người chờ động lực thúc đẩy
Phần III: Trở về với những nguyên tắc căn bản
4. Quản lý sự mơ hồ và nghịch lý
5. Một xu hướng thiên về hành động
6. Gần gũi với khách hàng
7. Tính tự quản và tinh thần doanh nhân
8. Năng suất thôn qua con người
9. Thực tiễn và định hướng giá trị
10. Bám chặt lấy lĩnh vực sở trường
11. Hình thức gọn gàng biên chế gọn nhẹ
12. Những đăc tính lỏng và chặt
Nguồn: NXB KTQD
Cập nhật: 21/03/2011