
Như Peter Drucker đã nói trong quyển Năm câu hỏi quan trọng nhất cần đặt ra với tổ chức phi lợi nhuận của bạn (lần xuất bản đầu tiên), " Khía cạnh quan trọng nhất của Công cụ Tự đánh giá là những câu hỏi mà nó đặt ra. Câu trả lời là quan trọng ; bạn cần câu trả lời vì bạn cần hành động. Nhưng điều quan trọng nhất là đặt ra những câu hỏi này".
Cách đây hơn 15 năm, học viện từ lãnh đạo đến lãnh đạo đã khởi hành một cuộc hành trình. Lúc bấy giừ viện được biết đến với tên gọi Quỹ Peter F.Drucker Hỗ trợ quản trị các tổ chức phi lợi nhuận, sứ mệnh của viện lúc đó là hỗ trợ các tổ chức xã hội vận hành xuất sắc và hỗ trợ các tổ chức tạo dựng nên những công dân có trách nhiệm. Khi chúng tôi bắt tay vào công việc, câu hỏi bức thiết mà ngay lập tức chúng tôi nhận được từ khách hàng của chúng tôi là, " ngài nói rằng chúng tôi nên đạt đến sự xuất sắc, nhưng làm sao để chúng tôi biết khi noà thì chúng tôi đã đạt được điều đó?" Cùng với các đối tác – khách hàng của chúng tôi, câu hỏi đó đã bắt đầu cuộc hành trình của chúng tôi trong công cuộc phát triển một công cụ tự đánh giá tổ chức mang tính chiến lược.
Những người tình nguyện, những cán bộ, những gười hỗ trợ cởi mở, và các tổ chức đã hoàn thành nhiều công việc tuyệt vời - gồm hợp tác, phát triển, kiểm tra, xuất bản, và phát hành phiên bản đầu tiên của quyển Năm câu hỏi quan trọng nhất. Thế nhưng điểm cốt lõi của quyển sách chính là triết lý quản trị của Peter F.Drucker. Nếu Peter Drucker hiện diện bên bạn và tổ chức của bạn hôm nay, chúng tôi tin rằng ông ấy vẫn sẽ hỏi bạn vẫn những câu hỏi mà ông ấy đã đặt ra cách đây hơn 15 năm :
1.
Sứ mạng của chúng ta là gì ?
2.
Khách hàng của chúng ta là ai ?
3.
Khách hàng đánh giá cao điều gì?
4.
Thành quả của chúng ta là gì ?
5.
Kế hoạch của chúng ta là gì ?
Năm câu hỏi đơn giản - thế nhưng phức tạp và thúc bách này ngày hôm nay vẫn còn thiết yếu và thích đáng như lúc bấy giờ. Được sử dụng như một công cụ đánh giá, những câu hỏi này là độc nhất vô nhị và mặc dù lúc đầu được phát triển danh cho các tổ chức thuộc khu vưc xã hội nhưng ngày nay cúng có thể được áp dụng cho phần lớn bất kỳ tổ chức nào. Quyển sách này được thiết kế dùng để tự dánh giá mang tính chiến lược của tổ chức, không phải dùng để đánh giá chương trình hay đánh giá cá nhân. Quyển sách bắt đầu với câu hỏi nền tảng Sứ mạng của chúng ta là gì ? Nó đề cập đến lý do tồn tại của tổ chức - mục đích của tổ chức - chứ không phải cách thức. Sứ mạng truyền cảm hứng ; đó là những gì mà bạn muốn tổ chức của bạn sẽ được nhớ đến. Các câu hỏi kế đến dẫn dắt bạn đến quá trình đánh giá bạn đang làm tốt đến mức nào, và kết thúc bằng một kế hoạch chiến lược nhắm tới kết quả và có thể đo lường được để thúc đẩy sứ mệnh và hoàn thành các mục đích của tỏ chức với sự dẫn dắt của tầm nhìn.
Những người hưởng lợi ích sau cùng của quá trình rất giản đơn này là những người hay khách hàng chịu sự ảnh hưởng của tổ chức của bạn và của những người như bạn đã can đảm quyết định nhìn thấu vào chính mình và tổ chức của mình, nhận ra những điểm mạnh và thách thức, nắm lấy cơ hội thay đổi, thúc đẩy đổi mới, chấp nhận và hồi âm phản hồi của khách hàng, nhìn vượt ra khỏi tổ chức để thấy xu hướng và cơ hội, khuyến khích từ bỏ những việc đã được lập kế hoạch trước đó, và đòi hỏi những kết quả có thể đo lường. Một số tổ chức trước đây chỉ dựa vào thành tích tốt. Các tổ chức tương lai sẽ thích hợp và vững chắc khi các kết quả có thể đo lường được.
Mô hình tự đánh giá này linh hoạt và dễ thích ứng. Hãy mang theo công cụ này vào bất kỳ phòng họp hội đồng quản trị hay phòn của tổng giám đốc nào. Hãy sử dụng nó trong bất kỳ khu vực nào – công, tư, hay xã hội. Tổ chức là công ty đa quốc gia nằm trong danh sách Fortune 500 hay doanh nghiệp nhỏ mới khởi sự ; một cơ quan chính phủ trung ương lớn hay chỉ là một cơ quan phục vụ địa phương hay vùng ; một quỹ phi lợi nhuận với hàng tỉ đô-la hay chỉ là một mái ấm cho những người vô gia cư trị giá chỉ 100.000 đô-la, điều này không quan trọng. Điều quan trọng là cam kết với tương lai, cam kết với khách hàng, cam kết với sứ mạng, và cam kết với quá trình đánh giá này. Tự khám phá là một hành trình can đảm và nội tâm, mang lại cho các tổ chức và nhà lãnh đạo nguồn năng lượng và lòng quả cảm để phát triển.
Cách đây 15 năm, Năm câu hỏi quan trọng nhất có tác động mạnh mẽ và thích đáng – công cụ không thể thiếu dành cho các tổ chức bị thôi thúc buộc phải tồn tại, tổ chức của tương lai. Peter Drucker và quỹ Drucker lúc bấy giờ đã khởi xướng công cụ tự đánh giá hoàn toàn đúng đắn vào thời điểm đó ; công cụ này đươc viết trong bối cảnh thời bấy giờ - những năm đầu thập niên 1990.
Ngày nay, với ấn bản mới của bộ công cụ không thể thiếu này, một lần nữa chúng tôi đã xem xét đến bối cảnh của thời đại chúng ta. Khi mà chúng ta đang tiến dần đến một thập niên mới - với bối cảnh khác, nền tảng khác – Năm câu hỏi quan trọng nhất một lần nữa, thiết yếu, thích hợp và đáp ứng nhu cầu của các nhà lãnh đạo và tổ chức của thời đại chúng ta. Và một lần nữa, bậc thầy quản trị hiện đại lại là người dẫn dắt chúng ta vào tương lai.
Chúng ta vô cùng biết ơn những đóng góp hào phóng của năm nhà tư tưởng dược kính trọng và ngưỡng mộ nhất của thời đại chúng ta :
*
Jim Collins, người đã mô tả cách thức làm thế nào mà sứ mạng của tổ chức phản ánh tính chất căng thẳng cơ bản giữa tiếp tục và thay đổi, và cách thức để những tổ chức đặc biệt giỏi thích nghi với thay đổi biết những gì không nên thay đổi
*
Philip Kotler, người đã khẩn nài chúng ta nỗ lực hơn trong việc hiểu khách hàng mục tiêu của chúng ta là ai, và sau đó hết mực làm hài lòng họ thay vì cố làm hài lòng tất cả mọi người
*
Jim Kouzes, người đã đề xướng rằng tất cả những việc mà một người lãnh đạo điển hình làm là tạo ra giá trị cho khách hàng của mình.
*
Judith Rodin, người đã khẳng định rằng không một kế hoạch nào được xem là tron vẹn – hay thoả mãn – cho đến khi kế hoạch đó có những kết quả đo lường được và kết hợp các cơ chế với nhau cho phép điều chỉnh giữa chừng dựa trên kết quả
*
V.Kasturi Ragan, người đã miêu tả điều gì làm nên mọt kế hoạch tốt và tầm quan trọng của việc giám sát thực thi kế hoạch và thu thập các ý kiến phản hồi để phục vụ cho giai đoạn hoạch định tiếp theo
Bạn sẽ dược truyền cảm hứng và khai sáng bởi những đóng góp sâu sắc của họ, và chúng tôi biết rằng bạn cũng sẽ như chúng tôi đánh giá cao món quà hào phóng của sự thông thái, sự từng trải, và nguồn lực trí tuệ của họ. Bản gốc Năm câu hỏi quan trọng nhất ra đời từ sự thông thái của Peter Drucker. Chúng tôi môt lần nữa chia sẻ với bạn sự thông thái của Peter, và lam phong phú thêm cho bộ công cụ này với những tư tưởng của năm nhà bậc thầy vĩ đại này. Chúng tôi muốn tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các bạn, là những độc giả và người ủng hộ chúng tôi, là những người bạn đồng hành trên hành trình tự khám phá tổ chức.
Về tác giả Peter F.Drucker
Peter F.Drucker (1909-2005) - được khắp nơi xem là người tiên phong lỗi lạc nhất của thế giới về học thuyết quản trị - là tác giả, nhà giáo, và chuyên gia tư vấn chuyên về chiến lược và chính sách cho các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội. Sự nghiệp tác giả, chuyên gia tư vấn, và nhà giáo của Drucker kéo dài gần 75 năm. Những nỗ lực làm việc đột phá của ông đã biến học thuyết quản trị hiện đại thành một môn hợc quan trọng. Ông đã có nảh hưởng hoặc đã tạo nên gần như mọi khía cạnh trong ứng dụng hoc thuyết này, bao gồm sự phân quyền, tư nhân hoá, sự trao quyền, và việc thấu hiểu “người lao động trí thức”. Ông là tác giả của 31 quyển sách đã được dịch sang hơn 20 thứ tiếng. 12 quyển nói về xã hội, kinh tế học, và chính trị, 15 quyển nói về quản trị. Hai trong số các sách của ông là tiểu thuyết, một quyển co tính chất tự truyện, và một quyển mà ông là đồng tác giả nói về tranh Nhật Bản. Ông đã làm bốn bộ phim giáo dục dựa trên các quyển sách quản trị của ông. Ông đã từng phụ trách chuyên mục xã luận cho tờ Wall Street Journal và là cộng tác viên thường xuyên cho tờ Havard Business Review và các tạp chí khác.
Drucker sinh năm 1909 ở Vienna và the học ở đó và ở Anh. Ông lấy bằng tiến sĩ về luật công và quốc tế trong khi đang là phóng viên ở Frankfurt, Đức. Sau đó ông trở thành chuyên gia kinh tế của một ngân hàng quốc tế ở London. Drucker chuyển đến sống ở London vào năm 1933 để trốn chạy khỏi nước Đức của Hitler và làm chuyên gia phân tích tài chính cho một công ty bảo hiểm. Bốn năm sau, ông kết hôn với Doris Schmitz và hai ông bà đã rời London đến Hoa Kỳ vào năm 1937.
Năm 1939, Drucker giảng dạy bán thời gian ở trường cao đẳng Sarah Lawrence – New York. Ôn vào trường cao đẳng Bennington – Vermont lam giáo sư chính trị học và triết học vào năm 1942, và năm sau đó ông tạm gác công việc giảng dạy sang một bên để dành 2 năm nghiên cứu cơ cấu quản lý của General Motors. Trải nghiêm này của ông đã dẫn đến việc ra đời quyển Concept of the Corporation, và ngay lập tức trở thành quyển sách bán chạy nhất ở Hoa Kỳ và Nhật Bản. Quyển sách này đã công nhận quan điểm cho rằng các công ty vĩ đại có thể dứng sánh vai cùng những phát minh cao quý nhất của con người. Trong hơn 20 năm, ông là giáo sư quản trị của Graduate Business School của Đại học New York. Ông đã được trao tặng bằng khen Presidential Citation, bằng khen danh giá nhất của trường này.
Năm 1971, Drucker đến California, tại đây ông đã có công trong việc phát triển chương trình MBA dành cho người đang đi làm được thực hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ ở đại học Claremont bậc sau đại học (lúc bấy giờ được gọi là Khoa Claremont bậc sau đại học). Năm 1987, để vinh danh ông, khoa quản trị của trường đã được đặt tên là Khoa Quản Trị Sau đại học Peter F.Drucker. Ông dạy lớp cuối cùng ở trường này vào mùa xuân năm 2002. Các khoá học của ông lúc nào cũng thu hút số lượng sinh viến lớn nhất từ các lớp của trường.
Với tư cách là chuyên gia tư vấn Drucker nổi tiếng trong lĩnh vực chiến lược và chính sách dành cho chính phủ, các doanh nghiệp, và các tổ chức phi lợi nhuận. Mục tiêu đặc biệt mà ông hướng tới là các tổ chức và công việc của ban điều hành cao nhất. Ông làm việc với một vài trong số những doanh nghiệp lớn nhất của thế giới và với các công ty nhỏ và chấp nhận rủi ro. Trong những năm gần đây, ông làm việc nhiều với các tổ chức phi lợi nhuận bao gồm các trường đại học, bệnh viện, và nhà thờ. Ông là cố vấn cho một số cơ quan của chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ các nước Canada, Nhật Bản, Mexico, và các nước khắp thế giới.
Peter Drucker được tôn vinh ở Hoa Kỳ và nước ngoài như là một nhà tư tưởng, tác giả, và giáo sư có ảnh hưởng lớn. Nỗ lực của Drucker đã có ảnh hưởng lớn đối với các tổ chức đương đại và cách thức quản trị của các tổ chức đó trong hơn 60 năm qua. Được kính trọng vì những hiểu biết sâu sắc và khả năng truyền đạt những tư tưởng của ông bằng những ngôn từ phổ quát, nội dung mà Drucker thường bàn luận là tư duy quản trị. Cốt lõi trong triết lý của ông là quan điểm cho rằng con người là nguồn lực quý giá nhất của tổ chức và rằng những gì mà nhà quản lý cần làm là hỗ trợ và để cho những con người này tự do thể hiện. Năm 1997, ông xuất hiện trên trang bìa của tạp chí Forbes dưới tựa đề “Vẫn là bộ óc trẻ trung nhất”, và tờ Business Week gọi ông là “nhà tư tưởng quản trị bền bỉ nhất của thời đại chúng ta.”
Ngày 21 tháng 6 năm 2002, Peter Drucker, tác giả của cuốn The Effective Executive và cuốn Management Challenges for the 21st Century, đã được trao tặng huân chương Presidential Medal of Freedom từ Tổng thống George W.Bush
Drucker đã được phong tặng học vị tiến sĩ danh dự của vô số trường đại học khắp thế giới, gồm Hoa Kỳ, Bỉ, Czechoslovakia (Tiệp Khắc cũ), Anh Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha, và Thụy Sĩ. Ông là chủ tịch danh dự của Học viện từ lãn đạo đến lãnh đạo. Ông mất ngày 11 tháng 11 năm 2005, hưởng thọ 95 tuổi.
Cảm tạ
Học viện Từ lãnh đạo đến lãnh đạo chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc nhất của chúng tôi đến những người đã giúp đỡ hoàn thành quyển sách này: Peter Drucker, Jim Collins, Philip Kotler, Jim Kouses, Judith Rodin, V.Kasturi Rangan, Frances Hesselbein, Peter Economy, Jeong Bae, Jeannie Radbill, Maria Carpenter Ort, Tamara Woodbury, Peggy Outon, Bruce và Anna Turley, Dr.Denice Rothman Hinden, và những người tham dự kế hoạch chỉnh sửa Bộ công cụ tự đánh giá 2006 và Bộ công cụ tự đánh giá 2007, và đến Constance Rossum vì sự đóng góp của cô trong việc viết ấn bản đầu tiên của Bộ công cụ trong Năm câu hỏi quan trọng nhất năm 1993.
Và chúng tôi vô cùng biết ơn ba người bạn thân thiết và tin cậy và là đồng nghiệp của cố tác giả Peter Drucker, những người đã tài trợ cho việc xuất bản va quảng bá ấn bản này: Bob Buford, Bill Pollard, và David Jones. Xin gửi lời cám ơn từ tận đáy long. Chúng tôi không thể tiến hành công việc quan trọng này mà không có sự ủng hộ của các bạn, và sự hào phóng của các bạn sẽ có một tác động đến nhiều người trên khắp thế giới trong những năm sắp đến.
Mục lục
Lời nói đầu
Về tác giả Peter F.Drucker
Vì sao tự đánh giá?
Peter F.Drucker
Câu hỏi 1
Sứ mạng của chúng ta là gì
Peter F.Drucker và Jim Collins
Câu hỏi 2
Khách hàng của chúng ta là ai?
Peter F.Drucker và Phillip Kotler
Câu hỏi 3
Khách hàng đánh giá cao điều gì ?
Peter F.Drucker và Jim Kouzes
Câu hỏi 4
Thành quả của chúng ta là gì ?
Peter F.Drucker và Judith Rodin
Câu hỏi 5
Kế hoạch của chúng ta là gì ?
Peter F.Drucker và V.Kasturi Rangan
Lãnh đạo có thể chuyển đổi
Frances Hesselbein
Quá trình tự đánh giá
Gợi ý những câu hỏi khám phá
Định nghĩa thuật ngữ
Về các tác giả cộng tác
Về học viện từ lãnh đạo đến lãnh đạo
Cảm tạ
Nguồn từ NXB Trẻ
Theo thuonghieugroup.com
Cập nhật: 15/11/2010