
Cuốn sách đưa độc giả vào cuộc hành trình của người trong cuộc đến thăm văn phòng riêng của các giám đốc Ngân hàng Trung ương, các Bộ trưởng Tài chính và cả các Tổng thống.
Trong cuốn sách của mình, ông tìm cách lí giải hai câu hỏi mà mọi người đều đang quan tâm: "Tình hình có thể diễn biến tồi tệ thế nào trong nền kinh tế đầy biến động hiện nay? Và chúng ta có thể làm gì để sống sót qua thời kì hỗn loạn này?"
David Smick tuy không xuất hiện nhiều trước công chúng nhưng các chuyên gia đều nhìn nhận ông là một trong những nhà chiến lược sáng suốt nhất về thị trường tài chính. Cựu TT Mỹ Bill Clinton gọi cuốn Thế giới cong của David M.Smick là một trong 3 cuốn sách hàng đầu về khủng hoảng tài chính. Cựu chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ Alan Greenspan thì gọi đó là "một cuốn sách cần đọc với những ai muốn hiểu các vấn đề liên quan đến hoạt động, chính trị của hệ thống tài chính toàn cầu".
Cuốn sách viết một cách vừa khái quát vừa cụ thể và dễ hiểu về quá trình cuộc khủng hoảng năm 2007 - 2009 diễn ra, đưa ra chính xác những sự việc năm 2008 và lý giải tại sao nó có khả năng tái diễn. Tác giả chỉ ra rằng lượng tử thực tế của khoản nợ dưới chuẩn khá nhỏ. Vấn đề là sự thiếu hiểu biết của người sở hữu các tài sản này và hệ quả của sự đổ vỡ niềm tin. Ông chỉ dự đoán ngắn gọn rằng chúng ta sẽ thấy một kịch bản lặp lại ở vùng Viễn Đông, với sự bùng nổ các khoản nợ xấu và hoạt động ngân hàng mở hơn rất nhiều tại Trung Quốc.
Smick cảnh báo về việc sản xuất thừa ở Trung Quốc. Ông chỉ ra rằng ý định sản xuất 20 triệu ô tô mỗi năm vào năm 2012 trong khi đó nhu cầu trong nước ước tính chỉ là 9 triệu chiếc, thì ai sẽ mua 11 triệu chiếc còn lại? Dự trữ hàng hóa dẫn đến suy giảm kinh tế Trung Quốc, khiến hàng hóa buộc phải đưa vào nền kinh tế toàn cầu. Tác giả cũng trích lời các quan chức Trung Quốc cho rằng tăng trưởng GDP 8% là mức tối thiểu cần thiết để tránh sự gián đoạn nghiêm trọng trong chính trị. Smick cho rằng đang tồn tại một nguy cơ rõ ràng về khả năng mức độ tăng trưởng có thể chứng minh cho sự không bền vững.
Smick dành riêng một chương để nói về sự sụp đổ của Đồng tiền Anh năm 1992 như một minh họa cho khả năng những quyết sách sai lầm có thể gây ra hậu quả thảm khốc như thế nào. Ông viết về khả năng co lại của các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới để đối phó với khủng hoảng khi hệ thống tài chính toàn cầu trở nên tích hợp và phức tạp một cách toàn cầu hơn nữa. Ông so sánh các ngân hàng trung ương giống như lính cứu hỏa lao đến cứu cháy để rồi nhận ra rằng thang cứu hỏa của họ không với được đến các tầng cao của tòa nhà cháy.
Chương cuối cùng với tiêu đề "Sống sót và Thịnh Vượng trong kỉ nguyên biến động", Smick kêu gọi sự hiểu biết hơn về các nhân tố hiện tại, bao gồm biến đổi khí hậu và một chiến lược tầm cỡ quốc tế để đối phó với tài chính Trung Quốc. Trên hết, ông kêu gọi cải cách những lỗi kiến trúc tài chính nghiêm trọng ngày nay, bao gồm các hệ thống được sử dụng để đánh giá và phân bổ rủi ro. Thế giới đang phải đối mặt với một tình thế lưỡng nan. Một mặt, các ngân hàng Mỹ và châu Âu không kìm chế được lòng tham khiến thế giới phương Tây phải khốn đốn. Mặt khác, thắt chặt quản lý quá mức nền công nghiệp sẽ khiến vốn di chuyển đến những thị trường quản lý lỏng hơn.
Đây sẽ là một cuốn sách mà bạn muốn đọc lại lần hai với một cây bút nhớ trên tay.
Nguồn từ Doanh Nhân Sài Gòn
Theo thuonghieugroup.com
Cập nhật: 06/05/2011