
Những người làm thuê được coi là không thích rủi ro hơn so với các ông chủ, một phần là do chủ sở hữu của vốn nhân lực (người làm thuê) không thể đa dạng hóa rủi ro theo cách giống như chủ sở hữu của vốn vật chất có thể làm được; phần khác là do người chủ được coi là những cá nhân tự lựa chọn và khá bằng quan với (hoặc thực tế là thích) rủi ro.
Do vậy, giải pháp tối ưu (cực tiểu hóa chi phí dài hạn) đối với người chủ là đưa ra cho người làm thuê một sản phẩm liên kết bao gồm yếu tố việc làm và bảo hiểm nhằm đối phó với sự không ổn định về thu nhập.
Các hợp đồng ẩn xuất hiện khiến cho các hãng, và trong một số mô hình, cả công nhân nữa hành động tựa như là họ bị ràng buộc theo pháp lý – những hợp đồng cố định thu nhập của người làm thuê hay ít nhất là cố định tiền công và chuyển rủi ro sang phía người chủ.
Khi những hợp đồng này có hiệu lực trên thực tế, tiền công sẽ không thay đổi để cân đối thị trường lao động tương ứng với những thay đổi trong tổng cầu; thường là số lượng việc làm sẽ thay đổi thông qua việc giảm thời gian làm việc hoặc quan trọng hơn là thông qua sa thải.
Khái niệm hợp đồng ẩn nêu trên chỉ là một biến thể của lý thuyết hợp đồng; còn một biến thể chủ yếu khác là mô hình trao đổi tính chất riêng. Lý thuyết trên găp phải sự phản đối từ nhiều hướng khác nhau. Về cơ bản, lý thuyết này ủng hộ việc hình thành các hợp đồng thu nhập cố định (hay đất phát canh cố định) chứ không ủng hộ việc cố định tiền công, đồng thời với sự thay đổi số giờ công.
Nguồn tin: Saga
Cập nhật: 03/08/2011
Theo thuonghieugroup.com